Áp dụng Phần mềm vào quản lý nguyên vật liệu tái chế cho Công ty trong lãnh vực Ép Nhựa

Giải pháp phần mềm sản xuất

1. Thông tin Khách Hàng

  • Ngành nghề: Ép nhựa
  • Quy mô: Hơn 1,000 công nhân
  • Số lượng máy móc: 200 máy
  • Số lượng khuôn: 150 khuôn

2. Khó Khăn

Công thức nguyên vật liệu nhựa trong sản xuất:

Là một đơn vị lớn trong lĩnh vực ép nhựa, công ty phải đối mặt với thách thức về công thức phối trộn nguyên vật liệu nhựa. Các vấn đề nổi bật bao gồm:

  • Quản lý tồn kho lượng nhựa tái chế:
      • Trong quá trình sản xuất ép nhưa luôn phát sinh các sản phẩm thứ cấp, các phụ phẩm có thể tái sửa dụng cho cá sản phẩm khác. Tuy nhiên, lượng nhựa tái chế càng nhiều càng nhiều càng phát sinh nhiều chi phí để xử lý trước khi tái sử dụng lại. Bên cạnh đó, việc thiếu quản lý lượng nhựa tái chế dẫn đến việc tính toán công thức phối trộn và gây ra thua lỗ thường xuyên cho doanh nghiệp.
  • Tỷ lệ % nhựa tái chế trong sản phẩm:
      • Trong mỗi sản phẩm đều có một tỷ lệ nhất định lượng nhựa tái chế được sử dụng. Lượng nhựa tái sinh quá cao hoặc quá thấp sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, nếu tỷ lệ nhựa nguyên sinh cao sẽ ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm.
  • Hạn Chế của Excel trong Quản Lý Sản Xuất:
    • Công ty đang sử dụng Excel để quản lý lượng nhựa tái chế phát sinh trong quá trình sản xuất. Tuy nhiên việc cập nhật không kịp thời số liệu dẫn đến việc lãng phí thời gian nhập số liệu nhưng không đáp ứng được hiệu quả quản lý.

Công ty chịu thiệt hại vì tính giá thành sản phẩm không chính xác. Nhận thấy lượng nhựa tái sinh nhiều nên khi tính toán công thức phối trộn nhựa đã đưa % nhựa tái sinh cao. Tuy nhiên thực tế hàng tồn kho ít dẫn đễn phải bù bằng lượng nhựa nguyên sinh làm tăng chi phí sản xuất, thiệt hại cho công ty.  

3. Giải Pháp của IVS

Dựa vào những khó khăn và yêu cầu của khách hàng, IVS đã khảo sát,  phát triển và triển khai giải pháp thiết bị cầm tay (Handy terminal) kết hợp phần mềm quản lý tồn kho với các tính năng nổi bật như sau:

3.1 Quản lý lượng nguyên vật liệu bao gồm cả nhựa tái sinh và nhựa nguyên sinh:

  • Hệ thống cho phép người dùng quản lý mỗi loại nguyên vật liệu theo từng vị trí xác định, nhờ đó có thể quản lý lượng nhựa tái sinh chính xác trên từng máy tại thời điểm sản xuất sinh ra nhựa tái sinh.

3.2 Tự động tính toán nhu cầu nguyên vật liệu (MRP)

    • Quản Lý Cấu Thành sản phẩm (BOM):
      • Hệ thống cho phép người dùng thiết lập công thức phối trộn, quản lý cấu thành nguyên vật liệu (BOM) tương ứng với từng hàng thành phẩm cố định. 
      • Hệ thống hỗ trợ người dùng quản lý nguyên vật liệu thay thế, trong trường hợp nguyên vật liệu sản xuất, nhựa nguyên sinh hoặc nhựa tái sinh không đủ số lượng yêu cầu, hệ thống sẽ đề xuất nguyên vật liệu thay thế.
    • Tính toán nhu cầu Nguyên Vật Liệu
  • Khi người dùng nhập thông tin yêu cầu sản xuất lên hệ thống, hệ thống sẽ tự động tính toán khối lượng nguyên vật liệu cần sử dụng. Thông tin nguyên vật liệu cần sử dụng đã được thiết lập trong BOM. 
    • Người dùng có thể lựa chọn việc tính toán nguyên khối lượng nguyên vật liệu có kiểm tra tồn kho hoặc không. Trong trường hợp người dùng kiểm tra tồn kho, hệ thống sẽ kiểm tra tất cả các khu vực có tồn kho nguyên vật liệu để tính toán.
    • Hệ thống dựa vào kết quả sản xuất và lượng nhựa tái sinh được tạo ra mõi ngày để tính toán và đề xuất lượng nguyên vật liệu cần phải cung cấp. Các thông tin này được hiển thị trong chỉ thị sản xuất.

3.3 Ứng dụng thiết bị cầm tay cho việc quản lý nguyên vật liệu

  • Cảnh báo nguyên vật liệu sai:
    • Trước khi đổ nguyên vật liệu vào máy, người dùng sử dụng thiết bị cầm tay để kiểm tra đã lấy đúng nguyên vật liệu hay chưa? Trong trường hợp nguyên vật liệu chưa chính xác, hệ thống sẽ bật cảnh báo để người dùng kiểm tra lại.
  • Ghi nhận kết quả sản xuất
    • Người dùng sử dụng thiết bị cầm tay để ghi nhận kết quả hàng thành phẩm được sản xuất, hệ thống dựa vào lượng sản phẩm này để tính toán lượng nguyên vật liệu đã tiêu thụ và lượng nhựa tái sinh phát sinh trong quá trình sản xuất.

4. Kết Quả Đạt Được

4.1 Loại bỏ Sai Sót Khi Sử Dụng Excel:

    • Hệ thống tự động tính toán nhu cầu nguyên vật liệu chính xác, giảm thiểu sai sót khi sử dụng Excel. Giúp khách hàng tối ưu được lượng nhựa tái sinh phát sinh trong quá trình sản xuất, giảm tồn kho.

4.2 Thông Tin Nhanh Chóng và chính xác:

    • Ghi nhận thông tin nhanh chóng
    • Loại bỏ sai sót khi lấy nhầm loại nhựa, sử dụng sai khối lượng nhựa được quy định.

4.3 Giảm Chi Phí Nhân Lực:

    • Hệ thống tính toán tự động và ghi nhận tứ thời, điều này giảm chi phí nhập dữ liệu vào excel.
    • Giảm chi phí nhân công phải ngồi tính toán nguyên vật liệu hàng ngày.

4.4 Tiết Kiệm Chi Phí:

    • Hạn chế việc không tận dụng hết lượng nhựa tái sinh làm tăng chi phí lưu kho
    • Lượng nguyên vật liệu được tính toán kỹ càng, hạn chế việc sử dụng nhựa nguyên sinh làm tăng chi phí nguyên vật liệu

4.5 Hạn Chế Thiếu Hàng:

    • Đảm bảo lượng tồn kho an toàn và hạn chế tình trạng thiếu hàng.

5. Kết Luận

Việc áp dụng phần mềm quản lý sản xuất và giao hàng của IVS đã mang lại nhiều lợi ích đáng kể cho công ty ép nhựa. Giải pháp đã giúp tối ưu hóa quy trình sản xuất, giảm thiểu sai sót, và tiết kiệm chi phí, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.

 

+84793876019
icons8-exercise-96
chat-active-icon